NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI NGỒI NHIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

 

“Ngồi nhiều sẽ dẫn đến những vấn đề gì?” có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, đặc biệt là anh chị em “dân” văn phòng. Hôm nay, hãy cùng Vua Yến Mạch tìm ra câu trả lời cho vấn đề này nhé. 

 

Những vấn đề thường gặp khi ngồi nhiều

Nếu ngồi quá lâu một ngày (khoảng 6 tiếng trở lên) thì bạn sẽ dễ gặp những vấn đề như sau:

Rối loạn quá trình trao đổi chất: Vận động giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà ngồi nhiều rất hạn chế vận động, tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất. Từ đó dễ dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất.

Dễ tăng cân, khó giảm cân: Đây có lẽ là hậu quả rõ ràng mà ai cũng biết khi phải ngồi quá lâu. Khi ngồi yên một chỗ, năng lượng không thể được đốt cháy nến rất khó giảm cân và dễ dẫn đến tăng cân. Để kiểm soát cân nặng hiệu quả, ngoài ăn uống hợp lý bạn cần vận động thường xuyên.

Thoái hóa cơ mông, đùi: Khi ngồi trong một thời gian dài, đương nhiên mông là bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngồi nhiều rất dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm kéo theo hiện tượng đau cơ mông và đùi. Chính vì thế, để hạn chế những tình trạng xấu này, hãy cố gắng ngắt quãng thời gian ngồi nhiều nhất cho thể.

Đau mỏi lưng, vai gáy: Ngồi quá lâu ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến cổ, lưng và cột sống khiến các bộ phận này rơi vào trạng thái đau, mỏi thường xuyên. Nếu điều này lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ hình thành nên thói quen xấu, dẫn đến các tình trạng xấu như đau mỏi vai gáy, đau lưng, cong lưng, hội chứng cổ rùa,…

Dễ mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề về tim mạch: Ngồi lâu, ít vận động khiến nhu động ruột và dịch tiết dạ dày, ruột giảm. Dẫn đến việc hấp thu và lên men của thức ăn gặp cản trở, gây chướng hơi, đầy bụng. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (chán ăn, ăn không ngon, ăn ít) hoặc tệ hơn là gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm dạ dày, viêm tụy dẫn đến thường xuyên táo bón, tiêu chảy.

 

Cách khắc phục

Nếu tính chất công việc hoặc học tập buộc bạn phải ngồi nhiều thì hãy dành một ít thời gian nghỉ giữa giờ để vận động một chút. Mỗi 3 tiếng 1 lần, hãy đứng lên vận động nhẹ, có thể là đi qua đi lại hoặc tranh thủ việc đi lấy nước uống và đi vệ sinh để vận động. Điều này sẽ giúp máu huyết lưu thông và có một sức khỏe tốt hơn. 

 

Ngồi nhiều ít hoạt động không đồng nghĩa với việc bạn sẽ ít tốn công sức và đỡ mệt mỏi hơn mà ngược lại, nếu phải ngồi quá lâu thì cơ thể rơi vào trạng thái thụ động, chán nản, không muốn làm gì thêm sau khi giờ làm việc kết thúc. Vậy nên hãy cố gắng vận động nhẹ giữa giờ để giảm thiểu tối đa những tác hại của việc ngồi nhiều nhé.

 

Có thể bạn thích

Đăng ký nhận tin
Để lại Email nhận được thông tin nhanh nhất về SP mới, cũng như các chương trình khuyến mãi


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.